Nhà máy xử lý khí Cà Mau
Chủ đầu tư | Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS) |
Nhà thầu thi công | Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư PACIFIC, Công ty cổ phần Việt Nam (GeoVietnam) |
Giá trị thực hiện | 518 tỷ đồng |
Quy mô | 34.5 ha |
Vị trí dự án | Xã Khánh an, huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau |
GeoVietnam triển khai | Thiết kế và thi công san lấp - xử lý nền: Xử lý nền bằng phương pháp hút chân không Thông tin hạng mục xử lý nền: Tổng diện tích xử lý nền: ̴ 17 ha Chiều sâu cắm bấc thấm: 20m, khoảng cách bấc thấm 1.0x1.0 m Chiều sâu tường sét: 6m Áp suất chân không thiết kế: 70kPa Độ lún do xử lý nền: 160cm - 180cm |
1.GIỚI THIỆU
Ngày 23/7/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm nền tảng hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua, ngành năng lượng đã đạt được nhiều thành tựu, tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, bối cảnh tình hình quốc tế và đất nước đã có những thay đổi, chuyển biến đáng kể, tác động khá lớn đến sự phát triển của ngành năng lượng.
Được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần hoạch định hướng phát triển toàn diện ngành năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của Việt Nam, Dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau sẽ được xây dựng là một nhà máy xử lý khí công suất 6,2 triệu m3 khí/ngày cùng hệ thống kho có sức chứa 8000 tấn LPG, 3000 m3 condensante và hệ thống cảng xuất sản phẩm lỏng tại khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Dưới sự chỉ đạo và tin tưởng của các cấp lãnh đạo, công ty cổ phần địa kỹ thuật GEOVIETNAM và công ty khí Việt Nam đã ký kết hợp đồng san lấp và xử lý nền cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý khí CÀ MAU.
2.THÔNG TIN DỰ ÁN
Tổng diện tích: 34,6 ha
- Tổng mức đầu tư: 500 triệu USD
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP
- Đại diện: Cà Mau Gas Management
Liên danh nhà thầu: PVC+PACIFIC + GEOVIETNAM
- Nhà thầu thiết kế và thi công công trình cải tạo nền đất: GEOVIETNAM
2.1. CÔNG TRÌNH CẢI THIỆN ĐẤT:
- Phương pháp: PVD kết hợp gia tải chân không
-Tổng diện tích cải tạo đất: ̴ 17 ha
- Độ sâu PVD: 20m, khoảng cách PVD 1,0x1,0 m
- Tường đất sét: 6m
-Áp suất chân không thiết kế: 70kPa
-Độ lún cố kết sau SIW: 160cm - 180cm
Yêu cầu kỹ thuật
Tải dịch vụ: 20 kPa
Mức độ hợp nhất: >95%
Tiến độ thi công: tổng thời gian 9 tháng (3 tháng san lấp mặt bằng, 6 tháng cải tạo nền)
3.THI CÔNG THỰC TẾ
Ngay từ những ngày đầu tiên triển khai, thực hiện dự án, công tác an toàn và đảm bảo an toàn cho con người và tài sản luôn được Chủ đầu tư và Tổng thầu đặt lên hàng đầu, coi đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự thành công của cả Dự án. Dự án có khối lượng công việc lớn, kỹ thuật cao, bên cạnh đó dự án còn chịu áp lực thi công trong thời gian khẩn trương, điều kiện thời tiết khó khăn, do vậy để đạt đựợc mục tiêu an toàn, chất lượng và tiến độ đều đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của tất cả các khâu thực hiện.
Với tinh thần và ý chí quyết tâm cao nhằm thi đua hoàn thành dự án, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chất lượng, đúng tiến độ và hiệu quả, GEOVIETNAM luôn sát sao, chỉ đạo các công nhân nắm rõ tiêu chí, thực thi công việc với năng suất cao độ. Cùng với 1 đội ngũ kỹ sư hàng đầu, dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau được công ty cổ phần địa kỹ thuật GEOVIETNAM đặt rất nhiều tâm huyết và kỳ vọng sẽ trở thành 1 trong những dự án đặt nền móng phát triển trong nghành năng lượng nước ta.
1 số hình ảnh thi công tại công trường:
4.LỜI KẾT
Năm 2018, vùng trời phương Nam thêm rực sáng khi Nhà máy Xử lý khí Cà Mau (GPP Cà Mau), mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh tổng thể chuỗi dự án Khí - Điện - Đạm tại Cà Mau được khánh thành và đi vào vận hành. Xứng đáng với sự tin cậy của các cấp lãnh đạo và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tiếp nhận, vận hành an toàn, hiệu quả công trình này, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp khí Việt Nam. GPP Cà Mau đưa vào hoạt động an toàn, hiệu quả, có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã giúp PV GAS thực hiện đúng mục tiêu chiến lược đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam và phát triển ra thị trường quốc tế; thực hiện chế biến sâu, gia tăng giá trị khí từ cụm mỏ PM3-CAA; góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt LPG tại thị trường Việt Nam, giảm lượng LPG phải nhập khẩu hằng năm; thực hiện theo đúng chính sách và chiến lược của PV GAS là cung cấp nguồn năng lượng thân thiện với môi trường cho phát triển bền vững đất nước.